Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

Người Vũ Hán tìm mọi cách thoát vòng phong tỏa

Điều này làm dấy lên tranh cãi lớn tại các phương tiện Trung tâm dịch thuật truyền thông đại chúng. Trên nền tảng Weibo, nhiều người dùng chia sẻ sự sợ hãi của mình, trong khi số khác kiên quyết cảnh báo: "Đừng hoảng loạn và đừng đi ra ngoài". Dòng hashtag #EscapeFromWuhan (#ThoátKhỏiVũHán) thậm chí đứng đầu bảng công cụ tìm kiếm.

Rạng sáng ngày 23/1, trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, các ga tàu tại thành phố đã chật cứng người. Các cư dân đổ xô đến Nhà ga Hankou và các sân bay.

Li, một người đàn ông làm việc tại Vũ Hán cho biết đã lập tức đổi vé máy bay ngay sau khi thông báo cấm di chuyển được phát đi.

"Vì sân bay quá đông, tôi còn chẳng biết nhân viên an ninh đang ở đâu. Chúng tôi đang chờ để kiểm tra hành lý của mình. Tôi thậm chí không rõ chuyến bay có khởi hành đúng giờ hay không", Li nói.

Sân ga Hankou, Vũ Hán vào sáng ngày 23/1. Ảnh: Reuters.

Sân ga Hankou, Vũ Hán vào sáng ngày 23/1. Ảnh: Reuters.

Vũ Hán là thành phố lớn, nằm trên ngã ba sông Dương Tử và các phụ lưu. Nơi đây được coi là cơ quan kinh tế, chính trị quan trọng của miền trung Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định, quy mô và thách thức mà chính quyền phải đối mặt là rất lớn.

"Năm mới là dịp lễ quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc. Nhiều người từ các vùng nông thôn lên thành phố để làm việc. Giờ thì họ không được phép rời thành phố về quê để đoàn tụ với gia đình. Điều này thật khó khăn", giáo sư Yuen Kwok-yung, nhà vi trùng học tại Đại học Hongkong, cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng nhận định, đây là điều "cần phải được thực hiện" để giảm thiểu tối đa sự lây lan của căn bệnh.

Tính đến chiều ngày 23/1, Trung Quốc ghi nhận ít nhất 598 trường hợp dương tính với virus viêm phổi corona và 17 ca tử vong. Trong số những người chết, có 12 đàn ông và một phụ nữ, độ tuổi từ 48 đến 89. 7 người có tiền sử cao huyết áp, 5 người từng mắc bệnh tiểu đường, một người bị ung thư và một người mắc bệnh Parkinson.

Trước khi nhập viện, các bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho và suy hô hấp. Khoảng thời gian phát hiện triệu chứng cho đến khi tử vong là từ 10 ngày đến ba tuần, theo thông tin của chính phủ.

Ủy ban Y tế Trung Quốc đã công bố hướng dẫn kỹ thuật để các cơ sở y tế ứng phó với virus corona. Theo đó, bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh phải được điều trị cách ly, khi xuất viện phải thay quần áo sạch và thực hiện quy trình khử trùng, nhân viên y tế không có phận sự nên hạn chế vào khu điều trị...

Đến 16h chiều nay, chính phủ Trung Quốc chính thức đóng cửa tuyến đường cao tốc dẫn ra khỏi Vũ Hán. Quyết định này khiến nhiều người lo ngại về vấn đề thực phẩm và thuốc men dự trữ của thành phố.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng tổ chức phiên họp thứ hai để tiếp tục cân nhắc việc ban bố tình trạng khẩn cấp. Sáng cùng ngày, WHO cho biết, cơ quan cần thêm bằng chứng và các thông tin chi tiết để đưa ra quyết định này.

Thục Linh (Theo CNN, SCMP, WHO )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét